Hướng dẫn chọn bàn phím phù hợp với bạn trong từng hoàn cảnh

Bàn phím là người hùng thầm lặng trong suốt quá trình phát triển của thế giới công nghệ.

Bàn phím (keyboard) là thiết bị ngoại vi được sử dụng nhiều nhất trong thế giới công nghệ. Hầu hết các thiết bị hiện nay từ máy tính cá nhân tới các thiết bị di động đều cần tới một bộ nhập, là bàn phím.

Bạn có biết mình đang dùng bàn phím loại gì?

Nhưng không phải ai cũng hiểu và nhận biết được các loại bàn phím mà họ vẫn sử dụng hàng ngày. Có thể bạn chưa biết, nhưng hiện nay, dựa vào kết cấu, người ta phân chia bàn phím thành 4 loại khác nhau (không bao gồm bàn phím ảo cảm ứng trên các thiết bị di động). Có 4 công nghệ bàn phím phổ biến nhất hiện nay, phụ thuộc vào cách mà nó chuyển đổi các phản hồi từ ngón tay trở thành tín hiệu tới máy tính. Bên cạnh đó, với những ai đam mê về bàn phím, còn có rất nhiều cách phân loại bàn phím máy tính thông qua cách sắp xếp phím, độ cao phím, cảm giác bấm ...

Dưới đây là 4 công nghệ bàn phím phổ biến nhất hiện nay thông qua cơ chế hoạt động.

1 .Bàn phím cao su (Membrance Keyboard)

Là loại phím phổ biến nhất hiện, được ứng dụng trên nhiều thiết bị bao gồm bàn phím máy tính thông thường, bàn phím laptop và ngay cả một số mẫu điện thoại sử dụng bàn phím cứng cũng áp dụng cơ chế hoạt động của bàn phím cao su.

Các bàn phím sử dụng công nghện ày có 3 lớp. Lớp trên cùng bao gồm phím bấm cao, hoặc nhãn mã có in ký tự được dán trên bề mặt phẳng.

Các lớp trên một bàn phím membrance.

Lớp ở giữa hoạt động như một miếng đệm, được làm bằng cao su và đây cũng chính là lý do người ta gọi phím membrance là "phím cao su". Lớp này có nhiệm vụ truyền tải lực bẩm từ lớp trên cùng xuống phía dưới đồng thời tạo ra phản hồi để phím nảy trở lại tay người bấm. Ở một số phím dài, người ta trang bị lò xo giúp tăng độ này.

Lớp còn lại chính là phần bảng mạch với các cảm biến nhỏ, tương ứng với mỗi phím bấm. Đây chính là phần chuyển hóa các rung động được gửi xuống từ tấm cao su phía trên, nhận diện và biết được ký tự vừa nhấn xuống là gì.

Có thể nhận thấy, có 2 cách thiết kế phím bấm dựa theo độ cao của phím bấm. Bàn phím phẳng thường được sử dụng trên các thiết bị điện tử như máy photocopy, lò vi sóng, máy giặt,... Khi nhấn các nút này, chúng ta thường cảm thấy một chút đàn hồi trở lại ngón tay nhưng không thực sự rõ rệt, đó là do hành trình từ lớp trên cùng (phím bấm) xuống lớp thứ 2 (cao su) rất ngắn.

Với mẫu bàn phím thông thường, có phím bấm cao, cảm giác bấm rõ rệt hơn bởi hành trình phím lúc này dài hơn.

Một dị bản khác của phím cao su, thường được gọi là "phím giả cơ". Bàn phím này có các switch thường được gọi là "rubber dome". Đúng như tên gọi, loại bàn phím này có lớp màng cao su lai giữa phím cơ (được nói ở phần sau của bài viết) với phím cao su thông thường. Về cơ bản, loại này vẫn sử dụng cơ chế kiểu cũ, nhưng lớp cao su đã được "biến tấu" đi một chút tùy để tăng cảm giác phản hồi thường thiếu vắng trên các bàn phím cao su.

Apple sử dụng phím cao su đã qua tùy biến trên Macbook của họ.

Các hãng sản xuất bàn phím và máy tính thường tùy biến lớp màng cao su và điểm tiếp xúc, ví dụ như bàn phím trên Macbook của Apple có một thiết kế khác một chút nếu so với bàn phím mebrance thông thường.

2 . Bàn phím cơ

Công nghệ bàn phím cơ đang dần hồi sinh, khi mà lượng tiêu thụ loại bàn phím này ngày một tăng mạnh. Người tiêu dùng phổ thông bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới bàn phím cơ khi các hãng sản xuất thiết bị ngoại vi nổi tiếng như Razer hay Corsair ra mắt các mẫu bàn phím cơ mới của họ. Các sản phẩm này có nhiều ưu điểm về ngoại hình và các tính năng phần mềm nó so sánh với "tổ tiên" của nó.

Khác với bàn phím Membrance, bàn phím cơ không truyền thông tin qua màng cao su, mà sử dụng các switch riêng cho mỗi phím. Theo đó, các switch của phím cơ được cấu tạo phức tạp, với các thành phần khác nhau, độ phản hồi của mỗi loại switch cũng khác nhau. Các switch này có chức năng giống với màng cao su được sử dụng trên phím membrance, tức là phần trung gian truyền tín hiệu từ phím bấm xuống dưới bảng mạch.

Các Switch được sử dụng trên bàn phím cơ.

Phần quan trọng nhất của các switch nằm ở lò xo phía trong, các loại switch khác nhau có lò xo khác nhau, mang tới lực bấm khác nhau. Dựa theo nguyên lý hoạt động này, một số người đã tìm tòi và thay thế các lò xo đó, để làm cho phím bấm phù hợp hơn với đôi tay của họ. Mỗi loại switch thường được đánh dấu bằng màu sắc ở phần tiếp xúc với phím bấm, giúp người dùng dễ dàng phân biệt

Không chỉ dừng lại như một thiết bị nhập liệu thông thường, bàn phím cơ được nhiều người coi là đam mê, bởi cảm giác bấm của phím cơ tạo ra sự khác biệt hoàn toàn so với phím cao su. Một phần khác, những người dùng phím cơ còn có thể tùy biến phím bấm (keycaps) với nhiều tông màu và chất liệu khác nhau.

3 . Bàn phím laser

Không phổ biến bằng hai loại bàn phím kể trên, nhưng phím laser được nhiều người cho là tương lai của công nghệ bàn phím máy tính. Bàn phím laser được chia thành 2 loại phổ biến.

- Bàn phím laser chiếu: như hình ảnh dưới đây, loại này chiếu các phím bấm lên một mặt phẳng bất kỳ. Loại bàn phím này sử dụng kháng trở của ánh sáng nhằm gửi tín hiệu về bộ nhận diện, biết được bạn vừa nhấn vào phím nào. Tuy nhiên, bàn phím loại này không mang lại cho người dùng cảm giác bấm, đặc biệt là dễ gây ra các lỗi đánh máy.


- Bàn phím laser quang học: Không giống với bàn phím chiếu, công nghệ quang học dựa trên các ánh sáng được phát ra, như tia laser. Bên dưới các phím bấm, có rất nhiều tia laser được cài đặt sẵn theo chiều dọc và ngang, cùng với các cảm biến hình ảnh, giúp biết được khi nào một tia laser bị che mất đồng thời xác định phím nào vừa được nhấn xuống.


4 . Bàn phím sử dụng từ trường.

Thay vì nhận biết phím bấm qua các dạng chuyển đổi cơ học là màng cao su hay switch cơ, loại bàn phím này cần tới nam châm và các cảm biến để truyền tín hiệu. Mỗi khi bán nhấn phím, nam châm sẽ di chuyển. Các cảm biến phía dưới phát hiện ra chuyển động đó và đồng bộ thông tin với máy tính của bạn.

Loại bàn phím dạng này thường được sử dụng trong các môi trường đòi hỏi sự chính xác cao, và yêu cầu bảo mật. Chúng ta có thể bắt gặp bàn phím dạng này trong buồng lái máy bay, tàu ngầm hay các nhà máy điện hạt nhân.

Vậy loại phím nào phù hợp với bạn?

Cần phải nhắc lại, danh sách nói trên không phải tất cả các loại bàn phím, chúng chỉ là những công nghệ bàn phím được sử dụng nhiều nhất. Nhưng để chọn lựa một bàn phím phù hợp với nhu cầu của mỗi người không phải là dễ.

Chắc chắn chẳng ai muốn sử dụng bàn phím từ trường và bàn phím laser để chơi game, và ngược lại. Mỗi mẫu bàn phím hướng tới nhóm khách hàng khác nhau, tối ưu các tác vụ khác nhau.

Những người sử dụng máy tính thông thường, không quá khắt khe và yêu cầu cao ở bàn phím, họ có thể sử dụng cả phím cơ lẫn bàn phím cao su. Nhưng trên hết cần cân đối tới túi tiền dành cho việc mua bàn phím mới.

Mỗi sản phẩm bàn phím đều hướng tới đối tượng người dùng nhất định.

Một đối tượng đặc thù là game thủ, hầu hết mọi người sẽ đưa ra lời khuyên là lựa chọn một sản phẩm phím cơ. Bàn phím cơ có ưu điểm là độ chính xác cao, khả năng phản hồi tốt, những gì mà game thủ luôn cần tới. Tuy vậy, bàn phím cơ bao gồm nhiều loại switch với các cảm giác bấm khác nhau, trong số này. Red Switch và Brown Switch của hãng Cherry được đánh giá cao nhất với những người chơi game.

Nhóm người dùng khác là những người làm việc văn phòng, nhà văn, đúng hơn là những ai gõ phím nhiều. Đối tượng dạng này có thể gõ từ 5000 - 10000 từ mỗi ngày, bởi thế họ yêu cầu một chiếc bàn phím bền bì, có cảm giác tốt với đôi tay đồng thời không tạo ra các lỗi đánh máy ngớ ngẩn. Bạn có thể lựa chọn cả phím cao su lẫn bàn phím cơ, tuy nhiên bàn phím cơ với ưu điểm về độ bền (tuổi thọ có thể lên tới 50 triệu lần trên mỗi phím bấm), và cảm giác bấm tốt hơn hẳn. Blue switch của Cherry khá phù hợp với đối tượng này.

Theo genk.vn

Viết Bình luận