Bạn nên nắm rõ những điều này để chọn mua tai nghe tốt hơn

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mua tai nghe giữa rất nhiều loại tai nghe đang có trên thị trường, vừa đảm bảo độ bền cao, vừa cho chất âm hoàn hảo.

Không như mua máy tính, điện thoại, việc mua một chiếc tai nghe phức tạp hơn  khi bạn không chỉ nhìn bằng mắt mà phải còn trải nghiệm chất âm phát ra để biết rằng có phù hợp với gu âm nhạc của mình không. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe với nhiều chủng loại đa dạng khác nhau, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản khi chọn một chiếc tai nghe.
Lựa chọn 1chiếc tai nghe phù hợp với gu âm nhạc của cá nhân chưa bao giờ dễ dàng!

Kiểu tai nghe

1. Tai nghe kiểu In-ear


Tai nghe nhét tai - In-ear.

Tai nghe In-ear, hay còn gọi là tai nghe đút tai, có kích thước rất gọn nhẹ, dễ mang đi nhưng vẫn cho độ bền, cũng như chất lượng âm thanh ở mức tốt. Tuy nhiên, nhược điểm là khi chọn mua tai nghe có phần nhét vào lỗ tai quá to có thể sẽ khiến tai bị đau, hay khó chịu khi nghe trong 1 thời gian dài. Do đó, nếu mua  tai nghe In-ear hãy lưu ý nên lựa chọn chiếc tai nghe có phần đút tai có kích thường vừa với lỗ tai của mình, nên có thêm phần silicone bọc đầu tai nghe để giảm sự khó chịu.

2. Tai nghe kiểu úp qua đầu On-ear và Over-ear

Tai nghe On-ear.

Loại tai nghe có vòng trùm đầu, hay còn gọi là headband để cố định vị trí tai nghe. Thường có kích thước lớn, đồ sộ nhưng lại cho độ cách âm, chống ồn tốt, công suất phát cao. 2 loại tai nghe trùm đầu chính là On-ear và Over-ear. Trong đó On-ear là loại tai nghe trùm đầu có phần tai nghe đè lên tai và có kích thước không bao trùm vành tai, Tai nghe Over-ear cũng tương tự như On-ear về nguyên lý hoạt động và chỉ khác duy nhất ở kiểu dáng khi có phần tai nghe lớn, bao trùm toàn bộ tai cho khả năng cách âm rất tốt.


Tai nghe Over-ear.

Nếu bạn muốn mua loại tai nghe trùm đầu nhưng lại thích sự nhỏ gọn, dễ mang đi như In-ear thì On-ear là loại tai nghe rất thích hơn. Trong khi nếu bạn yêu cầu một loại tai nghe có khả năng cách âm tốt, cho phép thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài thì Over-ear là sự lựa chọn không thể nào tuyệt vời hơn, mặc dù sẽ hơi bất tiện một chút khi bạn mang theo bên người.

3. Tai nghe không dây

Điểm mạnh của tai nghe không dây là bạn có thể nghe nhạc ở khoảng cách xa so với nguồn phát, mà không cần phải luôn kè theo bên mình một chiếc điện thoại, máy nghe nhạc như tai nghe In-ear, On-ear và Over-ear có dây truyền thống. Bên cạnh đó, tai nghe không dây cũng rất thích hợp cho những ai ưa thích sự vận động, chơi thể thao khi có cấu tạo đơn giản, không bị vướng víu bởi dây tai nghe. Tai nghe không dây hiện được làm theo kiểu In-ear, On-ear và Over-ear để phù hợp hơn với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đa phần những chiếc tai nghe không dây thường cho chất lượng âm thanh kém hơn tai nghe có dây truyền thống vì sử dụng kết nối Bluetooth.


Tai nghe không dây Wireless.

Tuy vậy, trên thị trường hiện tại đã xuất hiện một vài mẫu tai nghe sử dụng chuẩn kết nối âm thanh qua Bluetooth là aptX để cho chất lượng tốt hơn.

Thông số kỹ thuật của tai nghe

Sau khi đã chọn xong kiểu dáng của chiếc tai nghe, điều tiếp theo bạn cần quan tâm là các thông số kỹ thuật vì nó sẽ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh của một chiếc tai nghe.

1. Hệ thống âm học

Hệ thống âm học là một yếu tố kỹ thuật quan trọng khi bạn chọn mua tai nghe, yếu tố này mô tả phần nào thiết kế của một chiếc tai nghe. Chẳng hạn như một chiếc tai nghe có âm học kín sẽ ngăn, hạn chế tiếng đi qua tai nghe và vào tai chúng ta. Trong khi tai nghe có hệ thống âm học mở  chắc chắn sẽ không cản được tiếng ồn và mọi người xung quanh có thể biết được bạn đang nghe gì.


Tai nghe có hệ thống âm học kín, ngăn được âm thanh từ bên ngoài vào trong tai nghe.

Dù vậy, hệ thống âm học kín cũng không thể loại bỏ 100% tiếng ồn từ bên ngoài, đồng thời cũng không ngăn được toàn bộ âm thanh đang nghe ra bên ngoài.

2. Phản hồi tần số

Một chiếc tai nghe có dải tần số bao phủ càng lớn thì càng tốt, có nghĩa rằng tai nghe có thể phát âm thanh ở nhiều loại tần số hơn.

3. Trở kháng

rở kháng là khái niệm rất quen thuộc khi bạn chọn mua tai nghe. Trở kháng chính là điện trở của mạch tai nghe với tín hiệu điện, trở kháng càng lớn thì lượng tín hiệu đi qua và mức độ âm thanh tạo ra ít hơn. Nếu bạn sử dụng tai nghe với smartphone (thường không có bộ khuếch đại tín hiệu), hãy chọn một chiếc tai nghe có trở kháng thấp, dưới 25 Ohms.

Chọn tai nghe có trở kháng cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào nguồn phát nhạc.​

Ngược lại, khi sử dụng với các thiết bị có khả năng khuếch đại tín hiệu như dàn âm thanh hay máy nghe nhạc chuyên dụng thì nên dùng tai nghe có trở kháng lớn hơn 35 Ohms.

4. Độ nhạy 

Độ nhạy, hay còn được hiểu đơn giản hơn là lượng tín hiệu âm thanh mà tai nghe có thể tạo ra trên 1 miliwat điện, đơn vị dB/mW. Như vậy, độ nhạy càng cao thì lượng âm thanh mà bạn sẽ nhận được càng nhiều. Thông thường, giá trị của độ nhạy của tai nghe nên nằm trong khoảng từ 80dB đến 110 dB. 

5. Màng loa


Màng loa là thành phần quan trọng của tai nghe khi rung động tạo ra âm thanh.

 Màng loa là thành phần cực kỳ quan trọng của tai nghe vì đây chính là nơi mà âm thanh được tạo ra. Có nhiều loại màng loa được thiết kế và chất liệu khác nhau, tuỳ theo mục đích nghe nhạc của chiếc tai nghe đó, chẳng hạn như màng loạ dạng mái vòm, hình nón hay sừng. 

6. Dây thoại

Dây thoại là dây điện đặt ở bên trong tai nghe giúp truyền tín hiệu âm thành từ nguồn phát đến bộ rung tạo âm thanh. Thông thường, dây thoại của tai nghe thường được làm bằng đồng, nhôm hoặc đồng mạ nhôm. Ưu điểm của dây thoại bằng nhôm là cho độ nhạy cao, nhưng lại cho độ bền kém hơn dây đồng, do đó các nhà sản xuất thường hay dùng dây đồng mạ nhôm trên hầu hết các loại tai nghe hiện nay.

 Như vậy, trên đây là những yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn mua một chiếc tai nghe cho riêng mình. Hãy nhớ các thông số chỉ là một phần, bạn sẽ phải trực tiếp nghe và cảm nhận chất lượng âm thanh phát ra từ chiếc tai nghe để biết được rằng có phù hợp với mình hay không, vì mỗi loại tai nghe thường được phát triển để hướng đến các dòng nhạc khác nhau, như nhạc trữ tình, nhạc điện tử nhiều bass,… Chúc các bạn chọn mua được cho mình một chiếc tai nghe ưng ý.

Viết Bình luận